Máy đo độ rung và thiết bị phân tích rung động giống hay khác nhau. Cùng tìm hiểu thêm đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động của chúng qua bài viết sau nhé
Việc tìm hiểu sự khác biệt giữa máy đo độ rung và thiết bị phân tích rung động giúp bạn trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích để hiểu rõ
hơn về đặc tính cấu tạo, nguyên lý hoạt động cùng ứng dụng tiêu biểu của từng
dòng sản phẩm. Qua đó, có cơ sở đánh giá và lựa chọn được dòng sản phẩm phù hợp.
Chúng ta cùng tham khảo thêm bạn nhé!
Tổng quan về máy đo độ rung
Máy đo độ rung là thiết bị dùng để đo lường và ghi nhận mức
độ rung động của các thiết bị hoặc máy móc trong quá trình hoạt động. Là công cụ
quan trọng trong việc kiểm tra và bảo trì các máy móc và thiết bị công nghiệp,
đảm bảo chúng hoạt động ổn định.
Các thông số đo lường quan trọng của thiết bị đo độ rung:
- Gia tốc: Đo mức độ thay đổi của tốc
độ trong thời gian.
- Tốc độ: Đo tốc độ rung động của vật
thể.
- Biến dạng: Đo mức độ biến dạng của
vật thể do rung động.
Cấu tạo cơ bản của máy đo độ rung tiêu chuẩn gồm các thành
phần chi tiết sau:
- Cảm biến: Cảm biến đo các rung động
và chuyển đổi chúng thành tín hiệu điện. Cảm biến có các loại thông dụng sau: cảm
biến gia tốc, cảm biến piezoelectric, hoặc cảm biến từ trường.
- Màn hình hiển thị: Hiển thị kết quả
đo lường dưới dạng số hoặc đồ họa. Có 2 loại màn hình là LCD hoặc LED.
- Bảng điều khiển: Cho phép người
dùng điều chỉnh các thiết lập, chọn chế độ đo khi cần.
- Pin hoặc nguồn điện: Cung cấp năng lượng cho thiết bị hoạt động.
Tổng quan về thiết bị phân tích rung động
Thiết bị phân tích rung động là công cụ dùng để đo lường,
phân tích và đánh giá rung động của các thiết bị hay máy móc công nghiệp. Thông
qua việc đo lường và xác định độ rung, thiết bị còn giúp xác định nguyên nhân
và giải quyết các vấn đề về hoạt động của máy móc khi cho biết độ rung bất thường.
Một thiết bị phân tích rung được tiêu chuẩn được cấu thành từ
các chi tiết sau:
- Cảm biến (Sensor): Có chức năng
ghi nhận các rung động và chuyển đổi chúng thành tín hiệu điện. Các loại cảm biến
thông dụng là: gia tốc, cảm biến piezoelectric, hoặc cảm biến từ trường.
- Bộ xử lý tín hiệu: Xử lý tín hiệu
từ cảm biến để Tính toán và phân tích dữ liệu rung động để đưa ra các kết quả
chi tiết.
- Màn hình hiển thị: Màn hình LCD hoặc
LED, hiển thị kết quả dạng số liệu hoặc đồ họa tùy loại.
- Pin hoặc nguồn điện: Cung cấp năng lượng cho thiết bị hoạt động.
So sánh giữa máy đo độ rung và thiết bị phân tích rung động
Trên thực tế, máy đo độ rung và thiết bị phân tích rung động
đều những sản phẩm dùng để đo lường và đánh giá rung động, nhưng về nguyên lý
hoạt động cũng như tính năng ứng dụng trong thực tiễn chúng có nhiều điểm khác
biệt. Dưới đây là một số dẫn chứng cụ thể bạn có thể tham khảo:
1. Nguyên lý hoạt động
Máy đo độ rung: Sử dụng cảm biến gia tốc hoặc cảm biến
piezoelectric để ghi nhận rung động của thiết bị.
Máy phân tích rung động: Hoạt động trên nguyên lý tương tự
máy đo độ rung. Song ở phần cảm biến và bộ xử lý của thiết bị phân tích thường
cho kết quả có độ chính xác cao hơn và chi tiết hơn.
2. Yêu cầu xử lý tín hiệu
Máy đo độ rung: Xử lý tín hiệu điện được cảm biến gửi đến bộ
xử lý trong máy đo, sau đó được chuyển đổi thành các số liệu đo lường như gia tốc,
tốc độ, hoặc biến dạng.
Máy phân tích rung động: Ngoại trừ các dữ liệu như máy đo độ
rung phân tích, thiết bị còn có thể biểu thị số liệu đo chi tiết về tần số, dạng
sống và phổ rung động.
3. Về chức năng và độ chính xác
Máy đo độ rung: Thường được sử dụng cho các kiểm tra các yêu
cầu nhanh chóng và đơn giản.
Thiết bị phân tích rung động: Được sử dụng trong các tình huống
yêu cầu phân tích sâu và dự đoán các vấn đề tiềm ẩn một cách chi tiết.
4. Độ phức tạp và yêu cầu kỹ thuật
Máy đo động rung: Độ phức tạp thấp nên dễ dàng sử dụng mà
không cần kiến thức đào tạo chuyên sâu.
Thiết bị phân tích rung động: Độ phức tạp cao nên người sử dụng cần có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm để quá trình phân tích diễn ra chính xác.
5. Ứng dụng trong các tình huống thực tế
Máy đo động rung: Phù hợp với các công việc đo lường ngắn hạn,
nên chủ yếu thông dụng trong các tình huống bảo trì hằng ngày, hoặc đánh giá
các lỗi rung động cơ bản của thiết bị.
Thiết bị phân tích rung động: Với những trang bị kỹ thuật phức
tạp, thiết bị này thích hợp cho phân tích chi tiết, bảo trì dự đoán và tối ưu
hóa hiệu suất. Nhìn chung là các yêu cầu cần phân tích chuyên sâu về rung động.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách đo khoảng cách bằng máy thủy bình
Ngoài những yếu tố nêu trên, về mặt giá cả cũng có sự chênh lệch không nhỏ giữa hai thiết bị này. Nhìn chung, dòng sản phẩm máy đo độ rung có giá thành hợp lý và phù hợp hơn với mọi đối tượng sử dụng. Cũng vì thế mà chúng thông dụng và xuất hiện rộng rãi ở nhiều "mặt trận" trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, quyết định nên lựa chọn thiết bị phân tích độ rung hay máy đo độ rung lại là bài toán được căn cứ trên tính chất phức tạp của công việc cũng như mục tiêu sử dụng của thiết bị.
Tại Imall Việt Nam, chúng tôi là đơn vị
chuyên phân phối các dòng sản phẩm hỗ trợ đo lường và phân tích độ rung chuẩn
xác từ những thương hiệu hàng đầu. Tiêu biểu như: Fluke, SKF, Hanwell,
VibraTest, Dewesoft, v.v.
Để nhận thông thông tin tư vấn chi tiết về đặc tính kỹ thuật
sản phẩm cùng báo giá mới nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến:
CÔNG TY TNHH IMALL VIỆT NAM
Điện thoại: (028) 3882 8382 - 098
7777 209
Email: admin@imall.vn
Website: imall.vn
Địa chỉ: 52/1A Huỳnh Văn Nghệ, P.15, Q. Tân Bình, TP.HCM
Bình luận