Hotline

(028) 3882 8382

Tài Khoản

Cách đo điện trở đất chi tiết từ A đến Z

Làm thế nào để tiến hành cách đo điện trở đất đúng cách và hiệu quả, sao cho thông số kết quả là chuẩn xác? Cùng tìm hiểu thông qua nội dung chia sẻ dưới đây

Máy đo điện trở đất là thiết bị chuyên dụng được sử dụng để đo lường và kiểm tra điện trở của hệ thống nối đất, phát cảnh báo khắc phục sự cố điện cũng như đảm bảo điều kiện an toàn cho hệ thống điện. Hiện nay, thiết bị này có đa dạng mẫu mã với giá thành chênh lệch. Tùy thuộc vào yêu cầu và môi trường sử dụng mà lựa chọn mẫu phù hợp cũng như có cách đo điện trở đất đúng cách. Trong nội dung bài viết ngày hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé!


Hướng dẫn cách đo điện trở đất chuẩn xác

Để quá trình đo đạc cho kết quả hiển thị chính xác trong thời gian ngắn nhất, tiết kiệm tối đa thời gian lẫn công sức thực hiện. Imall hướng dẫn thêm bạn quy trình các bước để quá trình đo điện trở đất diễn ra thuận tiện và nhanh chóng nhé!

Bước 1: Kiểm tra điện áp PIN

Đầu tiên, hãy đảm bảo máy đo điện trở đất đã được bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên để hoạt động ổn định. Tiến hành xoay công tắc đến vị trí “BATT.CHECK”. Ấn và giữ nút “PRESS TO TEST”. Đảm bảo kim đồng hồ chỉ trong vùng “BATT.GOOD” để xác nhận máy có đủ năng lượng. Trong trường hợp nếu màn hình xuất hiện thông báo (-) (+) có nghĩa là PIN hết điện và cần thay PIN mới.

Bước 2: Chọn vị trí đặt cọc đo

Ưu tiên chọn khu vực cách xa nguồn nhiễu điện từ và đảm bảo điều kiện đất tự nhiên không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như độ ẩm hoặc nhiễu từ môi trường. Tiếp đến, đặt hai cọc đo phụ trợ (P và C) cách nhau từ 5-10m, sao cho một cọc cách hệ thống nối đất chính ít nhất 20-30m.

Bước 3: Kết nối các dây nối

Sử dụng dây xanh lá để kẹp vào điểm đo (hệ thống nối đất chính), dây vàng và đỏ lần lượt kẹp vào cọc P và C. Hãy chắc chắn rằng giữa các đầu nối đều được liên kết ổn định, có điểm tiếp xúc tốt.

Bước 4: Kiểm tra điện trở đất

Để kiểm tra điện trở đất, trước tiên cần phải bật công tắc của đồng hồ đo điện trở đất có thang đo tại vị trí x100Ω. Sau đó, kết hợp nhấn giữ và xoay phím “PRESS TO TEST”. Lúc này sẽ 2 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Đèn OK sẽ không bật sáng do điện trở quá tải cao hơn>1200Ω. Khi đó, bạn cần thực hiện kiểm tra lại các đầu đấu nối.

Trường hợp 2: Kim đồng hồ trên màn hình vẫn nằm tại vị trí vạch 0 nghĩa là điện trở nhỏ. Bạn hãy bật công tắc mạch đến khoảng x10Ω hoặc x1Ω để có thể độc được trị số điện trở trên đồng hồ.

Bước 5: Đo lường và đánh giá kết quả

Kết thúc quá trình đo, nếu kết quả hiển thị khớp những tiêu chuẩn như:

Điện trở đất bằng Rnđ £ 0,5W khi lưới từ 110kV trở lên và dòng chạm chất lớn hơn >500A.

Điện trở đất bằng Rnđ £ 4W khi lưới trung cấp có công suất £ 1000kVA.

Cột điện cần phải có điện trở đất bằng Rnđ £ 10W.


Các phương pháp đo điện trở đất được sử dụng phổ biến hiện nay

Máy đo điện trở đất được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội hiện nay. Theo đó, có nhiều phương pháp để tiến hành đo lường mà bạn có thể tham khảo như:

1. Phương pháp đo điện trở đất 3P (3 cực - 62%)

Phương pháp đo điện trở đất 3 cực hoạt động dựa trên nguyên lý của việc đo điện trở giữa một hệ thống nối đất chính và hai cọc đo bổ trợ. Và sử dụng một nguồn điện áp để tạo dòng điện qua hệ thống nối đất và đo điện áp giữa các điểm nối.

Phương pháp đảm bảo thông số đo chuẩn xácvới điện trở của điện cực phụ đến 100 kΩ và điện áp nhiễu có biên độ là 60V.

2. Phương pháp đo điện trở đất 4P (4 cực)

Phương pháp này hoạt động trên nguyên tắc sử dụng bốn cọc đo, cụ thể 2 đầu của cực H & S vào hai cọc đo điện áp, đầu dây cực E nối với hệ thống tiếp đất, đầu dây cực ES nối chung với đầu dây cực E gần phía tiếp đất. Theo đó, điện trở đất được tính toán dựa trên sự phân bố điện áp giữa các cọc đo. Và có độ chính xác cao hơn so với phương pháp đo 3 cực.


3. Cách đo tiếp địa bằng 2 kẹp

Là phương pháp đo sử dụng kẹp đo để tạo dòng điện trong vòng lặp nối đất và đo điện áp cảm ứng mà không cần cọc đo bổ trợ. Cụ thể như sau: Kẹp kẹp thứ nhất vào dây nối đất hoặc thanh nối đất tại điểm cần đo. Tiếp đến, kẹp kẹp thứ hai vào cùng dây nối đất, cách kẹp nguồn khoảng vài cm đến vài chục cm để kết quả có tính chính xác cao.

4. Phương pháp đo điện trở ghép hợp

Phương pháp đo điện trở ghép hợp thực chất là kết quả của 2 phép đo theo phương pháp 3P, ký hiệu là R1& R2. Và một phép đo theo phương pháp 2P giữa 2 hệ thống với nhau ký hiệu là R1-2. Công thức tính điện trở lúc này sẽ là: Rc = (R1 +R2 –R1-2) / 2

Ngoài ra, tùy vào tính năng và ứng dụng thực tiễn sẽ áp dụng những phương pháp đo khác nhau nh: Cách đo điện trở suất của đất; Cách đo điện trở tiếp địa của cột điện cao thế; v.v.

>> Tham khảo: Top 10 máy đo điện trở đất tốt nhất

Trên đây là những chia sẻ cả Imall Việt Nam về cách đo điện trở đúng cách, hy vọng rằng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức ứng dụng vào thực tiễn đời sống một cách hiệu quả hơn. Và đừng quên theo dõi thêm nhiều nội dung hay được cập nhật liên tục của chúng tôi tại mục Tin tức bạn nhé!

Bình luận

Top